Cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Không chỉ là vấn đề gây mất thẩm mỹ mà cao răng còn là một trong những nơi khiến vi khuẩn cư ngụ gây nên nhiều vấn đề về răng miệng như: hôi miệng, viêm lợi,… Vì thế việc lấy cao răng định kỳ là điều cần thiết. Nhưng nhiều người khá thắc mắc việc lấy cao răng có đau không và nhiều người sợ hãi đau đớn nên không muốn lấy cao răng. Hôm nay, San Dentist sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về cao răng để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tìm hiểu về cao răng

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng, đây là những mảng bám, mảng thực phẩm còn sót lại bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có ở trong nước bọt của chúng ta. Những mảng bán và cặn thức ăn thường lắng đọng thành lớp ở thân răng, gần nướu răng và có màu trắng đục hoặc vàng nâu. Cao răng khiến cho răng miệng bị mất thẩm mỹ và tổn hại nhiều tới răng miệng.

Một số tác hại của cao răng với răng miệng như:

  • Tác nhân làm hơi thở nặng mùi
  • Các mảng bám tích tụ nhiều, dày, lâu ngày khiến men răng bị phá hủy, gây nên nguy cơ bị sâu răng
  • Các vi khuẩn dễ dàng cư ngụ ở đây tạo nên vấn đề sâu răng, có thể sẽ khiến việc sâu răng trở nên trầm trọng hơn
  • Là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở miệng và họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, lở miệng,…
  • Dễ khiến chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn uống
  • Tụt nướu làm lộ các chân răng

Vì những tác hại mà chúng mang lại nên các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để đảm bảo răng miệng không bị ảnh hưởng bởi cao răng.

Cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Quá trình lấy cao răng có đau không?

Một trong những thắc mắc khiến nhiều người ngần ngại khi lấy cao răng là trong quá trình lấy cao răng có đau không. Thực ra, với vấn đề lấy cao răng có đau không thì có nhiều yếu tố quyết định nên. Một số yếu tố quyết định đến độ đau của lấy cao răng như:

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng: Nếu người lấy cao răng đang mắc một số bệnh lý liên quan tới răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, nướu bị sưng đỏ thì việc lấy cao răng sẽ gây ê buốt hơn với những người có sức khỏe tốt
  • Mức độ vôi răng của khách hàng: Với cao răng ở thân răng có thể thấy được bằng mắt thường thì việc lấy cao răng diễn ra khá nhanh chóng và không gây cảm giác ê buốt hay chảy máu. Những trường hợp cao răng bị lắng đọng và bám chặt vào nướu gây nên viêm và sưng thì việc lấy cao răng sẽ khiến ê buốt.
  • Kỹ thuật lấy cao răng: Trước đây thì bác sĩ thường sẽ sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay cùng với máy thổi cát để bỏ vôi răng thì hiện nay đã có kỹ thuật cao cấp hơn. Việc sử dụng kỹ thuật hiện đại lấy vôi răng sẽ giúp khách hàng rút ngắn thời gian điều trị và không mang tới cảm giác ê buốt như trước kia.
  • Tay nghề của bác sĩ chuyên khoa: Với những bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao thì việc lấy cao răng sẽ khá nhẹ nhàng và không tác động tới các phần khác trong miệng như nướu, má, lưới,… điều đó khiến bạn sẽ không cảm giác được đau nhức.

Việc lấy cao răng thường sẽ không ảnh hưởng tới những mô mềm nên với thắc mắc lấy cao răng có đau không thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Dù sẽ có cảm giác đau thì cũng sẽ khá vừa phải trong sức chịu đựng.

Cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Xem thêm: 3 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn

Lấy cao răng có ảnh hưởng tới răng miệng không?

Khi răng có cao răng thì các nha sĩ sẽ khuyên bạn đi cạo cao răng và đánh bóng răng trong khoảng 6 tháng/ lần. Với những trường hợp bệnh nhân gặp các tình trạng nha chu nặng thì nên thực hiện lấy cao răng 3 tháng một lần tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu thực hiện chải răng đúng cách và đều đặn thì sẽ hạn chế khả năng hình thành cao răng và có thể kéo dài thời gian lấy vôi răng mỗi năm một lần.

Việc lấy cao răng sẽ không ảnh hưởng gì tới răng miệng mà ngược lại việc này còn giúp bạn tránh được các bệnh về răng miệng. Vì thế nên việc kiểm tra định kỳ cạo vôi răng để phát hiện sớm những bệnh răng miệng và đảm bảo được sức khỏe của răng miệng.

Cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Trên đây San Dentist đã cung cấp cho bạn những thông tin về cao răng và vấn đề lấy cao răng có đau không. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cao răng và những tác hại mà nó mang lại. Nếu bạn muốn tìm địa chỉ điều trị chuyên sâuphủ sứ thẩm mỹ chất lượng cao hãy liên hệ đến San Dentist để được tư vấn nhé!

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

Những yếu tố quyết định giá trồng răng implant

Giá trồng răng implant ở mỗi hệ thống nha khoa lại khác nhau khiến người dùng bối rối, vậy thì, yếu tố nào ảnh hưởng tới điều đó?

Xem thêm
Viêm khớp thái dương hàm: Căn bệnh khiến Kasim Hoàng Vũ “méo mặt”

Mới đây ca sĩ Kasim Hoàng Vũ đã xuất hiện với khuôn mặt biến dạng, tình trạng này có thể do bệnh viêm khớp thái dương hàm gây ra.

Xem thêm
Khi nào nên bọc răng sứ lần 2? Bọc sứ lần 2 có đau không?

Mục lụcTìm hiểu về cao răngQuá trình lấy cao răng có đau không?Lấy cao răng có ảnh hưởng tới răng miệng không?NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST Tuổi thọ của răng sứ không kéo dài vĩnh viễn. Trong quá trình sử dụng, răng có thể bị ố vàng, xỉn màu,

Xem thêm
Răng nứt vỡ có phủ răng sứ được hay không?

Phủ răng sứ có thể khắc phục hiệu quả tình trạng răng nứt vỡ. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Xem thêm
TOP 3 phương pháp nhổ răng khôn hàm trên phổ biến hiện nay!

Mục lụcTìm hiểu về cao răngQuá trình lấy cao răng có đau không?Lấy cao răng có ảnh hưởng tới răng miệng không?NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST Việc nhổ răng khôn có đau hay không, không chỉ phụ thuộc vào tình trạng chiếc răng của bạn, răng mọc thẳng, mọc

Xem thêm
Cách khắc phục khi chân răng sứ có mủ

Chân răng sứ có mủ bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện tình trạng này? Có phải bất kì ai cũng sẽ bị sau khi thực hiện bọc răng sứ?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.