Tụt lợi gây ra tình trạng ê buốt khó chịu và khó khăn trong việc vệ sinh và ăn uống. Ngoài ra, tụt lợi còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi xảy ra khi phần nướu bao quanh chân răng có xu hướng di chuyển xuống cuống răng, dẫn đến việc phần chân răng bị lộ ra ngoài. Khi chân răng không được bảo vệ, chúng dễ bị ăn mòn trong môi trường khoang miệng. Các mao mạch quản và dây thần kinh răng cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tụt lợi có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hàm. Có hai loại tụt lợi, bao gồm tụt lợi nhìn thấy được và tụt lợi không nhìn thấy được.
Tụt lợi nhìn thấy được có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, trong khi tụt lợi không nhìn thấy được là khi phần nướu bị tụt đã bị che phủ, người bệnh có thể phát hiện bằng máy dò quanh chân răng.
Tình trạng tụt lợi do đâu?
Do bệnh lý răng miệng
Tụt lợi là một hiện tượng thường gặp với những người mắc bệnh lý răng miệng như viêm chân răng, viêm lợi và viêm nha chu. Người mắc bệnh viêm nha chu đặc biệt có nguy cơ cao bị tụt lợi. Bên cạnh đó, tụt lợi cũng có thể xuất phát từ bệnh viêm loét hoại tử cấp tính.
Do chăm sóc răng miệng
Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng có thể gây tụt lợi. Đánh răng quá mạnh và sử dụng bàn chải cứng có thể gây tổn thương cho nướu. Sử dụng tăm xỉa răng cũng có thể gây viêm nhiễm và tụt lợi.
Do cấu trúc hàm bẩm sinh
Người có hàm răng bị lệch khớp cắn hoặc hàm răng thu hẹp bẩm sinh có nguy cơ cao hơn bị tụt lợi. Tụt lợi là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cho nên cần được chú ý và điều trị kịp thời.
Tình trạng tụt lợi có nguy hiểm không?
Tụt lợi là một tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Khi tụt lợi thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng.
Ngoài ra, tụt lợi còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, làm cho dáng răng trở nên dài không đẹp mắt và kẽ răng thưa. Chân răng mất đi sự bảo vệ, dễ bị tổn thương và mài mòn. Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn do cảm giác đau nhức và ê buốt khó chịu.
Theo các chuyên gia, tình trạng tụt lợi có thể được điều trị, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng người. Do đó, khi gặp tình trạng tụt lợi, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và có biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng tut lợi hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn