Nếu bạn đang gặp tình trạng mất răng hay răng bị sâu và muốn phục hình bằng cầu răng sứ, hãy tham khảo những lưu ý trong quá trình đặt cầu răng sứ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Răng cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, khi con người già đi răng cũng gặp vấn đề về sức khỏe. Những ai đang gặp tình trạng mất răng hay răng bị sâu có thể thực hiện liệu trình làm cầu răng để khôi phục nụ cười hoàn thiện hơn. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu về những điều cần biết về liệu trình này nhé!
Cầu răng là thiết bị phục hình được sử dụng làm cầu nối cho bất kỳ vùng nào trong miệng. Mỗi đầu cầu răng sẽ đi kèm với mão răng. Mão răng còn được gọi là chụp răng có tác dụng nối răng ở cả hai bên của khoảng trống. Một chiếc răng giả sẽ được nối với cả hai mão răng và trám vào khoảng trống do mất răng.
Người bệnh cần xác định nhu cầu của mình
Khi bị mất răng, bạn nên cân nhắc liệu trình làm cầu răng. Nguyên nhân mất răng có thể do bệnh nha chu, chấn thương vật lý ở miệng hay hoạt động thể thao bị tai nạn. Nếu không xử lý kịp thời, những chiếc răng còn lại có nguy cơ dịch chuyển vào những khoảng trống này, làm biến dạng khớp cắn. Hàm răng sẽ bị lệch và gây ra bệnh nướu răng hay rối loạn khớp thái dương hàm. Người bệnh cần xác định nhu cầu đặt cầu răng của mình để trao đổi với bác sĩ thực hiện đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Lựa chọn loại cầu răng sứ phù hợp
Hiện nay có 5 loại cầu răng chính là cầu răng truyền thống, cầu răng đèo, cầu răng cánh dán, cầu răng Composite và cầu răng có Implant hỗ trợ. Do đó, tuỳ thuộc vào tình trạng răng miệng và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.
Cầu răng truyền thống
Cầu răng truyền thống là cầu răng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cầu răng truyền thống có thể sử dụng được nhờ vào 2 răng khỏe mạnh bên cạnh răng bị mất. Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 chiếc răng bên cạnh để làm trụ đỡ, sau đó, đặt mão sứ được chế tác lên trên để cải thiện khả năng ăn nhai.
Cầu răng đèo
Cầu răng đèo chỉ cần mài 1 chiếc răng để làm trụ đỡ, tuy nhiên, phương pháp này cần đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải tính toán chính xác lực nhai để tránh dồn lực vào một răng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.
Cầu răng cánh dán
Cầu răng cánh dán được thiết kế với 2 mảnh kim loại 2 bên. Bác sĩ sẽ nối 2 cánh dán đó với 2 chiếc răng bên cạnh để tạo lực cho răng bị mất. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc không mài men răng và bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, lực nhai và độ bền không cao.
Cầu răng Composite
Bác sĩ thực hiện sẽ tính toán tỷ lệ tại vị trí mất răng. Dựa vào 2 chiếc răng bên cạnh để làm bệ đỡ lắp khoảng trống đó bằng vật liệu Composite. Biện pháp này tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng độ bền không cao.
Cầu răng có Implant hỗ trợ
Cầu răng có Implant hỗ trợ được bác sĩ khuyến khích lựa chọn do độ bền cao và áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng. Biện pháp này không sử dụng chân răng thật mà là trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm. Cầu răng này không ảnh hưởng đến răng thật, tạo khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp cầu răng ổn định hơn. Cầu răng trên Implant là quá trình cắm Implant rồi chụp cầu răng lên 2 trụ Implant, không chụp lên răng thật.
Bảo vệ cầu răng
Cầu răng có tuổi thọ lên đến 10 năm nếu người bệnh chăm sóc đúng cách. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cầu răng hư hỏng sớm do sâu răng hình thành bên trong răng được gắn mão răng. Do đó, thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách như chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và khám răng định kỳ là rất cần thiết để bảo vệ cầu răng chắc khỏe.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật và những lưu ý trong quá trình đặt cầu răng sứ. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất răng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 034.228.2828 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn