Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Nghiến răng là hoạt động không tự chủ, thường diễn ra vào ban đêm trong khi ngủ. Nghiến răng là thói quen cắn chặt hai hàm răng hoặc nghiến răng ra trước hay sang bên trái hoặc phải. Trong một số trường hợp, nghiến răng gây hại cho sức khỏe răng miệng như hư hại răng, mô nha chu, khớp thái dương hàm và cơ hàm.

Thói quen nghiến răng do đâu?

Stress

Stress là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ. Theo các chuyên gia, nghiến răng là sự đáp ứng cho stress do làm việc căng thẳng, lo lắng, kìm nén và sợ hãi. Hành động cắn chặt răng xảy ra vào ban ngày khi tập trung làm việc, suy nghĩ hay giận dữ cũng dần dần hình thành thói quen xấu này.

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Yếu tố toàn thân

Theo các chuyên gia, việc khó thở khi ngủ và mất cân bằng hoạt chất trong não cũng có thể góp phần gây ra tình trạng nghiến răng. Ngoài ra, trầm cảm, xúc động và mệt mỏi cũng làm tăng khả năng nghiến răng. Những thói quen khác như uống nhiều rượu bia, caffein và sử dụng các loại thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng nghiến răng. Bên cạnh đó, các yếu tố như rối loạn dinh dưỡng, nội tiết, thiếu vitamin và mất cân bằng enzyme cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng.

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Gây tổn thương răng

Khi răng trên và dưới va chạm vào nhau với lực quá mạnh sẽ gây hại cho răng như mòn răng, nứt răng, gãy răng và ê buốt răng. Ngoài ra, nghiến răng với lực mạnh sẽ gây tổn thương các mô nha chu và răng bị lung lay. Nghiến răng trong thời gian dài sẽ làm mài mòn răng, khiến răng trở nên sắc nhọn hơn. Người nghiến răng sẽ phải thay đổi cách nhai để sử dụng các phần răng không bị ảnh hưởng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt và không còn cảm giác ngon miệng.

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Rối loạn khớp thái dương hàm

Nghiến răng thường xuyên sẽ tạo áp lực quá mức làm thay đổi và rối loạn cấu trúc mô khớp. Hành động cắn chặt răng chỉ gây ra cảm giác đau cơ và ít gây hại đến các cơ quan khác. Tuy nhiên, nghiến răng có thể gây đau nhức, hư hại khớp thái dương hàm và đau khi nuốt thức ăn.

Đau cơ

Sự co cơ trong thời gian dài do thói quen nghiến răng gây ứ động các chất chuyển hóa của quá trình trao đổi chất trong mô cơ, gây nên cảm giác đau mỏi và đau thắt. Thói quen nghiến răng sẽ gây ra tình trạng đau đầu, đau cổ và đau mặt. Ngoài ra, lực căng cơ lâu dài sẽ tạo nhiều nếp nhăn trên da và làm da chảy xệ.

Nghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?

Nghiến răng được điều trị như thế nào?

Người gặp tình trạng nghiến răng do stress cần đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như điều trị tâm lý để kiểm soát và giải tỏa tình trạng căng thẳng. Người bị nghiến răng có thể sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng để loại bỏ sự tiếp xúc quá mức giữa các răng. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự chỉ định sử dụng của bác sĩ nha khoa.

Ngoài ra, người bị nghiến răng cần tránh thói quen siết chặt răng và tập thói quen đặt nhẹ đầu lưỡi giữa hai hàm khi nuốt. Tránh bổ sung những loại thực phẩm chứa cồn và cafein để giảm bớt tình trạng nghiến răng. Có thể thư giãn cơ hàm bằng cách đắp nước ấm lên vùng má phía trước tai.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thói quen nghiến răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số loại lá. Vậy sâu răng nên uống lá gì để điều trị?

Xem thêm
Làm răng sứ cao cấp ở đâu uy tín?

Mục lụcThói quen nghiến răng do đâu?StressYếu tố toàn thânNghiến răng gây hại cho răng miệng như thế nào?Gây tổn thương răngRối loạn khớp thái dương hàmĐau cơNghiến răng được điều trị như thế nào? Hiện nay, tại các trung tâm, phòng khám nha khoa lớn, nhiều khách hàng ưa

Xem thêm
Răng vỡ rụng từng mảnh do đánh răng sai cách

Đánh răng mỗi ngày là việc giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người thường đánh răng sai cách dẫn đến răng vỡ rụng.

Xem thêm
Răng sứ có bền không? Tuổi thọ của răng sứ là bao nhiêu năm?

Độ bền răng sứ không phải loại nào cũng như nhau. Có loại chỉ 5 năm nhưng có loại đến 20 năm, thậm chí là trọn đời. Vậy nên chọn loại nào?

Xem thêm
Răng khểnh là gì? Và những sự thật thú vị về răng khểnh

Răng khểnh là gì? Và những điều cần biết về răng khểnh. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Xem thêm
Phủ sứ thẩm mỹ cho hàm hô có hiệu quả không?

Hàm hô không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn gây mất thẩm mỹ. Vậy phương pháp phủ sứ thẩm mỹ cho hàm hô có đạt hiệu quả không?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.