Ngà răng nhạy cảm do đâu? Phòng ngừa ra sao?

Ngà răng nhạy cảm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngà răng nhạy cảm gây ra tình trạng ê buốt trong quá trình ăn uống. Vậy ngà răng nhạy cảm do đâu và cách phòng ngừa như thế nào?

Ngà răng nhạy cảm là gì?

Ngà răng là một lớp cứng, dày, chiếm khối lượng và thể tích lớn nhất trong răng. Ngà răng sẽ được bao phủ bởi lớp men răng.

Ngà răng nhạy cảm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, khiến lớp men răng bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý răng miệng cũng có thể khiến ngà răng bị nhạy cảm và xuất hiện các cơn ê buốt khó chịu.

Ngà răng nhạy cảm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngà răng nhạy cảm do đâu?

Ăn thực phẩm chứa nhiều axit

Người bệnh thường xuyên ăn các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều axit như xoài, cam, quýt và dưa chua có thể làm mài mòn lớp men răng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung một miếng phô mai hoặc uống một ly sữa tươi sau khi ăn những loại thực phẩm này để ngăn chặn tác hại của axit.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi chải răng dùng lực quá mạnh hoặc sử dụng các loại bàn chải lông cứng và thô ráp, điều này sẽ làm tổn thương đến nướu và lớp men răng. Trong thời gian dài sẽ xuất hiện tình trạng lộ ngà răng và gây ra cảm giác ê buốt khó chịu.

Ngà răng nhạy cảm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh lý răng miệng

Những người mắc bệnh sâu răng sẽ xuất hiện các lỗ sâu khiến tủy răng bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, bệnh viêm nha chu cũng có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu và lớp men răng bị lộ, điều này gây ra tình trạng răng bị nhạy cảm và xuất hiện cảm giác ê buốt.

Thói quen không lành mạnh

Nghiến răng là một thói quen không tốt cho sức khỏe răng miệng. Điều này có thể làm mài mòn lớp men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm và cảm giác ê buốt răng.

Cách phòng ngừa tình trạng ngà răng bị nhạy cảm

Người bệnh nên đánh răng 2 lần mỗi ngày và lựa chọn loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Ngoài ra, người bệnh cần thay bàn chải thường xuyên, khoảng 2 – 3 tháng/lần, để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ trên mặt bàn chải.

Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có hại cho men răng và ngà răng như đồ ăn chứa nhiều axit, đồ uống có gas và chứa nhiều đường. Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng vào ban đêm.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và đưa ra phương án điều trị nhanh chóng.

Tuy nhiên, để điều trị tình trạng ngà răng nhạy cảm một cách triệt để, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng gel bôi chống ê buốt, trám răng, ghép nướu, lấy tủy răng hoặc phủ răng sứ.

Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng hoặc phương pháp phủ sứ thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua số hotline, fanpage hoặc website để được tư vấn, hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Răng có đốm trắng: Điều trị và ngăn ngừa ra sao?

Răng có đốm trắng là vấn đề răng miệng phổ biến, điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm
Lồi xương hàm: Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Ban đầu, khó phát hiện tình trạng lồi xương hàm khi khối xương nhỏ. Khi phát triển mạnh, khối xương mới xuất hiện nhiều và có thể gây lo lắng.

Xem thêm
Nướu răng nổi cục thịt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt (nướu lồi thịt) không gây cảm giác đau, nhưng lại gây ra tình trạng khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Xem thêm
Điều trị hở lợi bằng cách nào và quy trình điều trị hở lợi?

Điều trị hở lợi bằng cách nào và quy trình điều trị hở lợi như thế nào là mối quan tâm của nhiều người. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được răng giả?

Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được răng giả? Hãy cùng với Nha khoa San Dentist tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm
Điều trị tủy răng sâu kết hợp phủ răng sứ được không?

Sâu răng ở giai đoạn nặng cần được điều trị tủy răng sâu. Tuy nhiên, điều trị tủy răng sâu kết hợp phủ răng sứ có được hay không? 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.