Đau răng khôn là một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng mọc răng khôn, vậy nên làm gì khi bị đau răng khôn?
Tại sao mọc răng khôn lại gây đau nhức?
Răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 17-21, thậm chí muộn hơn. Răng khôn có thể mọc từ nhiều góc cạnh khác nhau, dễ gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng khác. Ngoài ra, răng khôn có thể bị mắc kẹt, mọc lệch hay mọc ngầm. Theo các chuyên gia, răng khôn mọc lệch và mọc ngầm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến các răng khác. Tình trạng này sẽ khiến nướu bị suy yếu và gặp nhiều tổn thương.
Ngoài ra, nướu hở ra để răng khôn mọc lên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và thức ăn thừa bám vào gây ra một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nhiễm trùng, áp xe răng và u nang. Những chiếc răng khôn chưa mọc lên hoàn toàn sẽ gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Việc nhổ bỏ răng khôn cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được kiểm tra và đánh giá kỹ càng.
4 cách giảm đau nhức khi mọc răng khôn
Dùng gel gây tê để giảm đau răng khôn
Theo các chuyên gia, sử dụng gel gây tê có thể giảm cảm giác đau nhức ở nướu. Các loại gel này được bán ở các nhà thuốc và sử dụng không cần kê đơn. Các loại gel này chứa các hoạt chất như benzocaine giúp gây tê và giảm đau nhức hiệu quả.
Các loại gel sử dụng cho khoang miệng đều có thể thoa trực tiếp lên vùng nướu. Tuy nhiên, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người bệnh cần xem xét các thành phần để tránh gặp tình trạng dị ứng.
Uống thuốc Ibuprofen để giảm đau
Khi bị đau răng khôn, người bệnh có thể sử dụng thuốc Ibuprofen, chúng có tác dụng kháng viêm, giảm đau mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo liều lượng in trên bao bì để giảm đau nhức hiệu quả.
Ngoài ra, thuốc Ibuprofen còn giảm sưng viêm tại vùng nướu khi mọc răng khôn. Sử dụng Ibuprofen hay thuốc kháng viêm không chứa steroid để giúp kiểm soát các cơn đau răng khôn hiệu quả và đảm bảo an toàn cho răng miệng.
Chườm lạnh để giảm đau
Phương pháp chườm lạnh bằng túi nước đá không chỉ gây tê mà còn giúp giảm sưng viêm và đau nhức hiệu quả. Người bệnh sử dụng túi chườm hoặc bọc đá trong khăn, sau đó, chườm lên phần da bên ngoài vị trí đau răng khôn trong thời gian 15 phút. Người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng đau răng khôn.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng khử trùng tự nhiên. Do đó, nước muối có thể giúp cải thiện tình trạng đau răng khôn hiệu quả. Theo các chuyên gia, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sẽ có khả năng giảm thiểu vi khuẩn và ngăn chặn bệnh lý răng miệng.
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại, chống viêm nhiễm và giảm đau nhức do mọc răng khôn. Người bệnh có thể pha ¼ thìa cà phê muối vào 1 ly nước đun sôi. Sau khi đợi nước nguội, người bệnh có thể sử dụng dung dịch này để súc miệng để giảm đau răng khôn hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng đau răng khôn hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn