Người bệnh cần biết tình trạng răng thông qua các triệu chứng và chuẩn đoán của bác sĩ nha khoa mới có thể thực hiện nhổ răng sâu.
Răng sâu là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến ở trẻ em và người lớn. Tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng nặng. Nhiều người thường lo lắng về việc có nên nhổ răng sâu hay không. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu khi nào nên nhổ răng sâu và những lưu ý quan trọng nhé!
Răng sâu được chuẩn đoán như thế nào?
Theo các chuyên gia, chúng ta cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng. Khi bị sâu răng, bác sĩ sẽ sớm phát hiện và chuẩn đoán được mức độ của tình trạng này.
- Bác sĩ sẽ hỏi về cảm giác đau nhức, ê buốt răng khi ăn uống và thói quen chăm sóc răng miệng.
- Bác sĩ sẽ quan sát, kiểm tra khoang miệng và răng của người bệnh.
- Kiểm tra nướu răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt.
- Chụp X-quang để chuẩn đoán mức độ sâu răng.
Khi nào nên nhổ răng sâu?
Khi nào nên nhổ răng sâu vốn là thắc mắc của rất nhiều người. Trong giai đoạn đầu xuất hiện vết sâu răng, người bệnh không cần nhổ răng sâu mà thay vào đó sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để cải thiện hay trám răng để điều trị bệnh sâu răng.
Theo các chuyên gia, răng vĩnh viễn của người trưởng thành không thay nữa nhưng trong một vài trường hợp cần phải nhổ răng như răng bị chấn thương, răng bị mục, sâu răng và chỉnh nha. Sâu răng kéo dài và gây tổn thương đến tủy răng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu để bảo vệ các răng còn lại và tránh biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý khi nhổ răng sâu
Trước khi nhổ răng, người bệnh cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng tiểu đường, tim mạch, huyết áp không ổn định, rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch và xơ gan. Tại vị trí nhổ răng sẽ xuất hiện khoảng trống dễ gây lệch hàm. Do đó, người bệnh cần hỏi bác sĩ để được tư vấn phương pháp trồng răng thay thế.
Sau khi nhổ răng sâu, người bệnh cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh nguy cơ viêm nhiễm:
- Chườm đá hoặc khăn lạnh để giảm sưng tấy.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm cảm giác đau nhức khó chịu.
- Không sử dụng ống hút, không nên súc miệng và khạc nhổ trong 24 giờ sau khi nhổ răng.
- Tránh nhai và dùng chỉ nha khoa tại vị trí nhổ răng sâu trong vài ngày đầu.
- Không uống rượu bia và hút thuốc lá để vết thương nhanh chóng lành.
- Ăn thực phẩm mềm, tránh đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay thực phẩm cứng.
- Kê đầu cao khi ngủ để tránh chảy máu răng.
Quá trình nhổ răng sâu thường diễn ra nhanh chóng và đơn giản, do đó, người bệnh không cần quá lo lắng. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, đánh răng đúng cách và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình nhổ răng sâu hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn