Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục

Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục

Bọc răng sứ là phương pháp khắc phục khuyết điểm hàm răng, tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh gặp tình trăng răng sứ bị hở. 

Không phải ai bọc răng sứ cũng đạt kết quả như mong muốn. Một số trường hợp, người bệnh có thể gặp tình trạng răng sứ bị hở gây mất thẩm mỹ và dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng. Hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục nhé!

Các dấu hiệu răng sứ bị hở

Quá trình bọc răng sứ đòi hỏi tỉ mỉ trong từng bước để đảm bảo mão sứ được phục hình chính xác, đạt thẩm mỹ và độ bền cao. Nếu quá trình bọc răng sứ xảy ra sai sót có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ răng miệng. Sau đây là các dấu hiệu răng sứ bị hở:

  • Viền nướu xung quanh răng sứ xuất hiện các vết đen mờ.
  • Chân răng giáp với nướu xuất hiện khe hở. Phần nướu không còn khít với chân răng.
  • Nướu bị tụt dần, làm lộ cùi răng bên trong.
  • Răng sứ bị ê buốt khó chịu, nhất là ăn thực phẩm nóng và lạnh.
  • Răng sứ lỏng lẻo, cộm lên và gây khó khăn trong việc ăn nhai.
  • Thức ăn bám vào các khe hở, khó khăn trong việc vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến hôi miệng và bệnh lý răng miệng.

Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục

Nguyên nhân răng sứ bị hở

Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Kỹ thuật mài răng đóng vai trò quan trọng quyết định kết quả bọc răng sứ. Mài răng với tỷ lệ chính xác sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện mài răng sai kỹ thuật hay tay nghề kém có thể khiến cấu trúc răng bị xâm lấn nhiều. Điều này làm cho răng thật bị tổn thương, suy yếu, tụt nướu và hở chân răng.

Răng sứ không khít với chân răng

Khi bọc răng sứ đòi hỏi bác sĩ lấy dấu hàm và chế tác răng sứ chính xác để mão răng khít với chân răng. Tuy nhiên, bác sĩ lấy dấu hàm không đúng cách hay sai tỷ lệch sẽ khiến mão sứ không khớp với cùi răng và tạo ra khe hở.

Răng sứ không chất lượng

Sử dụng răng sứ kém chất lượng có thể gây kích ứng vùng nướu và cùi răng, dẫn đến sưng tấy và viêm nhiễm. Sử dụng răng sứ kém chất lượng trong thời gian dài sẽ khiến răng bị đẩy lên cao và xuất hiện kẽ hở ở chân răng.

Keo dán không đảm bảo chất lượng

Keo dán răng sứ không đảm bảo chất lượng sẽ không có độ bám dính cao. Trong quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng gây tác động mạnh có thể tạo khe hở, nghiêm trọng hơn là làm hở răng sứ.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Người sau khi bọc răng sứ chải răng với lực mạnh, chải theo chiều ngang hay dùng tăm xỉa răng có thể gây ra tình trạng hở răng sứ và răng lệch lạc.

Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục

Tác hại của răng sứ bị hở

Tình trạng răng sứ bị hở không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Mắc bệnh lý răng miệng

Răng sứ bị hở khiến thức ăn dễ bám vào. Không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, dẫn đến bệnh lý răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và viêm tuỷ.

Nguy cơ mất răng cao

Khi mắc bệnh lý răng miệng do răng sứ bị hở, người bệnh không điều trị kịp thời sẽ khiến cùi răng bên trong tổn thương, suy yếu và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, răng sứ bị hở làm lộ cùi răng, xuất hiện tình trạng đen viền nướu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng

Răng sứ bị hở làm suy giảm khả năng ăn nhai, người bệnh thường xuyên bị ê buốt và đau nhức răng. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác lười ăn, chán ăn. Thức ăn không được nghiền nát sẽ khiến dạ dày hoạt động mạnh mẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục

Làm gì khi răng sứ bị hở

Để khắc phục tình trạng răng sứ bị hở, người bệnh cần theo dõi tình trạng răng miệng để đến nha khoa càng sớm càng tốt. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ kiểm tra tỷ lệ mài răng, chất lượng mão sứ và đưa ra phương án khắc phục tình trạng răng sứ bị hở như sau:

  • Khi kích thước giữa răng sứ và cùi răng sai lệch, bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ và chế tác mão sứ mới sao cho khít với nướu răng.
  • Khi nướu và răng bị kích ứng với chất liệu sứ, bác sĩ sẽ làm lại răng sứ mới với chất lượng tốt hơn.
  • Nếu răng sứ bị hở do keo dán, bác sĩ sẽ tháo mão sứ rồi tiến hành gắn lại bằng keo nha khoa chất lượng hơn.
  • Răng sứ bị hở do mắc bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tháo mão sứ và điều trị bệnh lý răng miệng trước khi bọc lại răng sứ mới.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến dấu hiệu răng sứ bị hở hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Viêm khớp thái dương hàm: Căn bệnh khiến Kasim Hoàng Vũ “méo mặt”

Mới đây ca sĩ Kasim Hoàng Vũ đã xuất hiện với khuôn mặt biến dạng, tình trạng này có thể do bệnh viêm khớp thái dương hàm gây ra.

Xem thêm
Sâu răng hàm: Nguy hiểm không lường đến sức khỏe

Sâu răng hàm là bệnh lý răng miệng phổ biến mà ai cũng gặp phải. Vậy, sâu răng hàm để lại những hậu quả nghiêm trọng nào đến sức khỏe?

Xem thêm
Làm răng sứ cả hàm giá bao nhiêu? Trường hợp nào nên bọc răng sứ cả hàm?

Bạn muốn biết làm răng sứ cả hàm giá bao nhiêu, khi nào nên làm răng sứ cả hàm. Tìm hiểu các vấn đề này với chuyên gia San Dentist ngay nhé.

Xem thêm
Bị viêm lợi có nên lấy cao răng hay không?

Lấy cao răng là phương pháp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, khi đang bị viêm lợi có nên thực hiện lấy cao răng hay không?

Xem thêm
Những điều cần biết về tình trạng răng bị đen

Răng bị đen là dấu hiệu sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng cần được giải quyết. Sau đây là những lưu ý về tình trạng răng bị đen.

Xem thêm
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch – Các biến chứng có thể gặp phải

Bạn bị đau nhức do răng khôn gây ra nhưng không biết nên xử lý như thế nào? Dấu hiệu răng khôn mọc lệch và các biến chứng có thể gặp phải.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.