3 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn

3 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn

Nhiệt miệng là tình trạng có thể nói là ai cũng sẽ gặp phải, khi bị nhiệt miệng sẽ gây nên cảm giác khó chịu gây nên sự đau đớn khi ăn uống. Vậy bạn có biết cách trị nhiệt miệng giúp tình trạng này nhanh chóng lành một cách an toàn? Hôm nay, San Dentist sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin về tình trạng nhiệt miệng này nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Trước khi tìm cách trị nhiệt miệng thì cùng tìm hiểu về nhiệt miệng để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nhiệt miệng là một bệnh lý khá phổ biến và bất cứ đối tượng, độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Loại bệnh này không nghiêm trọng và không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải nhất là trong việc ăn uống.

Thường thì nhiệt miệng sẽ kéo dài trong vòng 1 tuần trở lên, người mắc phải thường có những đốm trắng hoặc vàng nhỏ xung quanh viền đỏ trong khoang miệng mang tới cảm giác đau rát. Các vết loét của nhiệt miệng hình thành và phát triển trên những mô mềm trong miệng như ở môi, má, dưới lưỡi hoặc ở nướu.

Các vết nhiệt miệng sẽ không lây lan hay ăn sâu vào biểu bì, nhưng nó sẽ cọ sát vào vòm miệng khi ăn uống làm người bệnh bị đau đớn và khó chịu.

3 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn

Những nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nhiệt miệng như:

  • Chức năng gan bị suy giảm: Gan là cơ quan có chức năng lọc các chất độc trong cơ thể nên khi chức năng gan bị suy giảm sẽ khiến việc tích tụ độc tố, lâu dần các độc tố cô đọng ở vùng miệng tạo thành các vết loét.
  • Hệ miễn dịch kém: Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị yếu dẫn tới việc không đủ khả năng bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm lấn. Từ đó hình thành các nốt nhiệt miệng.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Các chất vitamin quan trọng như B9, B12, C hay các khoáng chất kẽm, sắt,… bị thiết cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng
  • Miệng bị tổn thương: Miệng bị tổn thương do đánh răng quá mạnh khiến các mô mềm, lưới, nướu dễ dàng tạo nên các vết loét nhiệt miệng.

3 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn

Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị sưng nướu răng khôn

3 cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản và nhanh chóng

Khi tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng thì chúng ta cùng tìm hiểu cách trị nhiệt miệng tại nhà, giúp nhanh chóng kết thúc tình trạng khó chịu này.

Cách trị nhiệt miệng bằng nước muối sinh lý

Một trong những cách vô cùng đơn giản và hiệu quả nên tiến hành áp dụng ngay khi phát hiện nhiệt miệng đó là súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt và giảm viêm hiệu quả. Khi súc miệng bằng nước muối dù sẽ thấy hơi đau rát nhưng sẽ không kéo dài.

Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý được bán sẵn tại các hiệu thuốc tây, bạn có thể tự làm nước muối sinh lý ngay tại nhà theo công thức dùng 5g muối i-ốt hòa tan vào 230ml nước ấm. Sử dụng nước muối súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần súc từ 15 – 30 giây.

Cách trị nhiệt miệng bằng mật ong

Ngoài việc sử dụng nước muối làm cách trị nhiệt miệng thì việc sử dụng mật ong cũng được sử dụng nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi có vị ngọt dễ chịu. Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt nhất là với những người bị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu thì mật ong có thể giúp giảm tình trạng đau và sưng đỏ của nhiệt miệng, ngoài ra còn ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do nhiệt miệng.

Để sử dụng cách trị nhiệt miệng này bạn cần dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết nhiệt miệng mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần. Tiếp tục sử dụng hàng ngày cho tới khi triệu chứng đau và viêm giảm dần.

Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng trị nhiệt miệng

Bạn có thể sử dụng nước súc miệng nha khoa chuyên dụng để kiểm soát và giảm đi tình trạng nhiễm trùng trong miệng hay những vết thương. Nước súc miệng sẽ giúp thúc đẩy nhanh lành vết thương và ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Nên pha loãng nước súc miệng với nước ấm để súc miệng, thực hiện súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để kiểm soát tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.

Không nên sử dụng quá lâu và kéo dài bởi có thể ảnh hưởng xấu tới răng miệng cũng như sức khỏe người dùng.

3 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả và an toàn

Trên đây là 3 cách trị nhiệt miệng đơn giản tại nhà mà chúng tôi cung cấp cho bạn, bạn có thể tìm đến các địa chỉ nha khoa để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng răng miệng nếu tình trạng nhiệt miệng bị tái phát nhiều lần. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp các dịch vụ điều trị chuyên sâu răng miệng hay phủ sứ thẩm mỹ hãy liên hệ ngay với San Dentist để được thăm khám và tư vấn nhé!

NHA KHOA THẨM MỸ SAN DENTIST

Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0342 28 28 28

Email: lienhe@sandentist.vn

Website: www.sandentist.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn

Bài viết hữu ích

Làm răng sứ cao cấp ở đâu uy tín?

Mục lụcNhiệt miệng là gì?Những nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?3 cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản và nhanh chóngCách trị nhiệt miệng bằng nước muối sinh lýCách trị nhiệt miệng bằng mật ongSử dụng nước súc miệng chuyên dụng trị nhiệt miệngNHA KHOA THẨM MỸ SAN

Xem thêm
Chân răng bị vàng: Điều trị ra sao để lấy lại vẻ đẹp?

Chân răng bị vàng là tình trạng phổ biến của rất nhiều người, điều này sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu.

Xem thêm
Răng bị lão hóa sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm!

Tình trạng răng bị lão hóa thường xảy ra ở người già, gây ra nhiều bệnh đi kèm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể.

Xem thêm
Làm răng sứ rẻ – Nên hay không?

Bạn có biết tác hại tiềm ẩn của việc làm răng sứ rẻ? Có thể gặp phải những nguy cơ nào nếu bọc răng sứ kém chất lượng?

Xem thêm
Những điều cần biết khi làm răng sứ thẩm mỹ!

Mục lụcNhiệt miệng là gì?Những nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?3 cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản và nhanh chóngCách trị nhiệt miệng bằng nước muối sinh lýCách trị nhiệt miệng bằng mật ongSử dụng nước súc miệng chuyên dụng trị nhiệt miệngNHA KHOA THẨM MỸ SAN

Xem thêm
Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?

Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm trên và hàm dưới. Vậy nhổ răng khôn hàm trên có gây nguy hiểm hay không?

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.