Khô miệng kéo dài có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vậy khi gặp chứng khô miệng kéo dài cần được khắc phục như thế nào?
Chứng khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt để giữ ẩm cho khoang miệng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh lý răng miệng, khó khăn trong việc ăn nhai và nói chuyện. Nước bọt chứa nhiều khoáng chất như canxi và phosphate giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Do đó, người bệnh cần khắc phục tình trạng khô miệng kéo dài để đảm bảo hoạt động của tuyến nước bọt, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Khô miệng kéo dài do đâu?
Khô miệng kéo dài có thể do người bệnh lo lắng, căng thẳng và sử dụng chất kích thích như thuốc lá và rượu bia. Ngoài ra, hiện tượng khô miệng còn có thể do tuyến nước bọt hoạt động không bình thường, đây là tác dụng phụ của hơn 400 loại thuốc điều trị.
Bên cạnh đó, khô miệng cũng có thể là kết quả của phương pháp điều trị ung thư như xạ trị và hóa trị hay các bệnh HIV/AIDS, bệnh tiểu đường. Người lớn tuổi thường gặp chứng hôi miệng kéo dài có thể do quá trình lão hóa.
Khô miệng được nhận biết như thế nào?
Chứng khô miệng có thể xuất hiện tình trạng khô rát ở họng và niêm mạc, đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát và giảm vị giác. Tình trạng này không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh sâu răng, hôi miệng và viêm nhiễm.
Trong một số trường hợp, tình trạng khô miệng gây rát lưỡi, được biểu hiện qua việc miệng xuất hiện nhiều vết loét, môi nứt nẻ. Các vết loét còn xuất hiện ở quanh khóe miệng. Do đó, khi gặp tình trạng khô miệng kéo dài, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
Khô miệng kéo dài: Làm sao để khắc phục?
Nước bọt đóng vai trò qua trọng trong quá trình tiêu hóa thực phẩm. Nước bọt không chỉ giúp giữ ẩm khoang miệng mà còn ngăn ngừa sâu răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong miệng. Khô miệng kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, loét miệng và nhiễm trùng.
Khi gặp chứng khô miệng kéo dài, người bệnh cần chú ý những lời khuyên sau đây để khắc phục tình trạng hiệu quả:
- Đánh răng mỗi ngày 2-3 lần bằng kem đánh răng có chứa fluor và bàn chải có lông mềm.
- Xoa bóp vùng má bên trong hàm rang một cách nhẹ nhàng.
- Không sử dụng chỉ nha khoa khi xuất hiện tình trạng chảy máu răng và đau nhức.
- Gặp ngay bác sĩ để điều trị các vấn đề liên quan đến nướu răng.
- Tránh ăn thực phẩm nhiều đường và bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày.
- Không nên uống nhiều caffein, hút thuốc lá và đồ uống có cồn.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
- Nhai kẹo cao su không đường để kích thích nước bọt tiết ra.
- Không sử dụng thuốc thông mũi và kháng histamin không theo đơn để tránh khô miệng nặng hơn.
- Có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để hít thở độ ẩm và tránh khô miệng khi ngủ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng khô miệng kéo dài hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn