Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gặp tình trạng khó chịu và ợ ra mùi hôi. Đây được xem là tình trạng hôi miệng do uống kháng sinh.
Hôi miệng uống kháng sinh do đâu?
Theo các chuyên gia, nước bọt được tiết ra mỗi ngày là dung dịch sinh hóa khá phức tạp. Ở người lớn sẽ có từ 0,5 – 1,5 lít nước bọt được sản sinh mỗi ngày. Ngoài ra, nước bọt giúp vệ sinh răng miệng, trung hòa axit và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Khi ngủ, dây thần kinh điều khiển nước bọt bị tổn thương, nghẹt mũi và căng thẳng sẽ làm giảm quá trình tiết nước bọt. Khi đó, người bệnh sẽ sử dụng một số loại thuốc điều trị. Theo các chuyên gia, có hơn 400 loại thuốc điều trị bệnh lý có thể gây ra tác dụng phụ như giảm khả năng tiết nước bọt và hôi miệng.
Một số loại thuốc gây hôi miệng
Thuốc kháng sinh histamin
Thuốc kháng sinh histamin là loại thuốc được dùng để điều trị các trường hợp dị ứng. Người bệnh sử dụng loại thuốc này có thể gặp tác dụng phụ như giảm khả năng tiết nước bọt, hôi miệng và khô miệng.
Thuốc làm giảm Kali
Một số loại thuốc kháng sinh như carbenicillin, colistin sẽ làm giảm lượng kali trong máu. Ngoài ra, sử dụng các loại kháng sinh có chứa Na, K trong thời gian dài cũng có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh. Sử dụng thuốc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt.
Thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ gây ra tình trạng khô miệng, đặc biệt với những người cao tuổi. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thay thế bằng các loại thuốc chống trầm cảm ít hơn tác dụng kháng cholinergic.
Thuốc lợi tiểu
Thuốc tiểu lợi có khả năng ngăn chặn cơ thể hấp thu muối và nồng độ kali trong máu thấp. Những loại thuốc này sẽ được áp dụng cho những trường hợp phù, người bị suy tim và suy thận. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cũng gây ta tác dụng phụ như khô và hôi miệng.
Thuốc có chứa hoạt chất Paraldegyde
Các loại thuốc chứa Paraldehyde sẽ được điều trị cho những trường hợp co giật rối loạn, bệnh thần kinh. Tuy nhiên, khoảng 30% hoạt chất Paraldehyde đi vào cơ thể, bài tiết qua phổi và gây ra tình trạng hôi miệng.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Các loại thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày có chứa sulfur gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, một số loại thuốc không kê đơn cũng chứa nhiều cồn và lượng đường cao, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Hôi miệng do uống kháng sinh điều trị như thế nào?
Người bị hôi miệng do uống kháng sinh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn chặn và điều trị bệnh lý hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và vệ sinh lưỡi.
- Hạn chế ăn thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, tiêu và ớt cay.
- Hạn chế hút thuốc lá và uống bia rượu.
- Nhai kẹo cao su không đường để kích thích nước bọt tiết ra và khử mùi hôi miệng.
- Uống nước đầy đủ mỗi ngày để giữ ẩm khoang miệng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý răng miệng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng hôi miệng do uống kháng sinh hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn