Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng xử lý như thế nào?

Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng xử lý như thế nào?

Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa loại bỏ đi những chiếc răng bị tổn thương. Vậy sau nhổ răng bị sốt và đau đầu cần được xử lý như thế nào?

Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng do đâu?

Nguyên nhân bị đau đầu

Bị đau đầu sau nhổ răng hàm là điều bình thường vì răng được chứa trong xương ổ răng và chi phối bởi các dây thần kinh. Kỹ thuật nhổ răng sẽ tác động vào mô nướu và xương ổ răng khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng và xuất hiện tình trạng đau đầu.

Tình trạng đau đầu sẽ được giảm sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, đau đầu kéo dài có thể do biến chứng từ quá trình nhổ răng như bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật làm tổn thương xương ổ răng và dây thần kinh xung quanh răng, bệnh nhân bị viêm huyệt ổ răng xuất hiện mủ, nhiễm trùng sau nhổ răng do sử dụng thiết bị không đảm bảo an toàn.

Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng xử lý như thế nào?

Nguyên nhân bị sốt

Nguyên nhân bị sốt sau khi nhổ răng có thể là do kỹ thuật nhổ răng không đảm bảo gây tổn thương hoặc để sót chân răng, bác sĩ không tuân thủ quy tắc vệ sinh vô trùng dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, sau khi nhổ răng, người bệnh không chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, thức ăn rơi vào vị trí vết thương hoặc vận động mạnh cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm và sốt.

Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng xử lý như thế nào?

Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng xử lý như thế nào?

Điều trị tại nhà

Để giảm tình trạng sốt và đau đầu nhẹ sau khi nhổ răng, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà như sử dụng túi chườm mát, uống nhiều nước và uống thuốc điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh xung quanh má bên ngoài vị trí nhổ răng khoảng 15 phút/lần để giảm đau nhức và sưng tấy.

Để vết thương nhanh lành, người bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc nặng hoặc quá sức. Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai và bổ sung nhiều rau củ để tăng dưỡng chất và sức đề kháng cho răng miệng và cơ thể. Người bệnh cần tránh các chất kích thích và thực phẩm giàu axit để không ảnh hưởng đến vết thương.

Bị sốt và đau đầu sau nhổ răng xử lý như thế nào?

Điều trị tại nha khoa

Sau khi nhổ răng trong vòng 1-2 ngày, nếu tình trạng đau nhức và sốt không thuyên giảm và đi kèm với triệu chứng sưng tấy, đau nhức dữ dội, hôi miệng và chảy máu, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Tại nha khoa, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương và tiến hành kiểm tra chi tiết. Nếu chân răng còn sót lại sau quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy chân răng, kê đơn thuốc và tiếp tục theo dõi. Kỹ thuật lấy chân răng còn sót lại không quá phức tạp, nhưng người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình nhổ răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Có bao nhiêu loại răng sứ sử dụng trong nha khoa?

Răng sứ giúp khắc phục các khiếm khuyết về hàm răng. Vậy cần lựa chọn loại răng sứ nào để phù hợp cho răng miệng?

Xem thêm

Khớp cắn kêu khi há miệng có nguy hiểm không?

Khớp cắn kêu khi há miệng là tình trạng phổ biến với nhiều người. Vậy khớp cắn kêu khi há miệng có gây nguy hiểm không?

Xem thêm

Nhổ 4 răng khôn có sao không? Nhổ 4 răng khôn cùng lúc cần lưu ý gì?

Nhổ 4 răng khôn có sao không? Có những lưu ý nào bạn cần quan tâm sau khi nhổ răng khôn? Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Răng sứ phong thủy – Tài lộc thay đổi vận mệnh

Dáng răng có thể là một phần giúp thay đổi vận mệnh tương lai, bạn có thể thay đổi răng sứ phong thủy thay vì chấp nhận số phận dáng răng

Xem thêm

Nên điều trị bệnh nha chu bằng phương pháp gì?

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nha chu sẽ làm cho vi khuẩn ngày càng phát triển mạnh mẽ và gây tổn thương, có thể dẫn đến mất răng.

Xem thêm

Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và bệnh nha chu

Bệnh tim mạch có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh nha chu, bởi vi khuẩn khi tích tụ trong khoang miệng càng nhiều sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
    Chat zalo
    Chat Facebook