Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Điều trị tủy răng áp dụng cho sâu răng vào tủy, viêm nha chu và áp xe răng. Nhưng cũng có trường hợp điều trị tủy răng bị thất bại.

Khi nào cần điều trị tủy răng?

Tủy răng là một hệ thống mô liên kết bao gồm các dây thần kinh và mạch máu, nằm trong thân răng và chân răng. Tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng răng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm và tổn thương do tác động của vi khuẩn gây sâu răng, áp xe và viêm nha chu, người bệnh cần đến nha khoa để kiểm tra và điều trị tủy răng.

Tủy răng bị tổn thương không được điều trị kịp thời sẽ gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức khó chịu. Ngoài ra, tủy răng tổn thương cũng làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn, yếu hơn và chân răng dễ bị lung lay và gãy rụng. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mất răng, lệch khớp cắn hoặc tiêu xương hàm.

Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Điều trị tủy răng mang lại lợi ích gì?

Phương pháp điều trị tủy răng mang lại nhiều lợi ích hơn việc nhổ bỏ răng. Điều trị tủy răng là một biện pháp nha khoa giúp điều trị và bảo tồn răng thật. Người bệnh có thể tránh được nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm và lệch khớp cắn một cách hiệu quả.

Ngoài ra, điều trị tủy răng còn có nhiều ưu điểm vượt trội. Phương pháp giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Thời gian điều trị tủy răng chỉ kéo dài từ 30-90 phút với hai lần hẹn của bác sĩ. Phương pháp này cũng có chi phí thấp hơn so với việc nhổ răng. Sau khi nhổ răng, người bệnh cần tốn thêm chi phí trồng răng giả để khôi phục khả năng ăn nhai.

Bên cạnh đó, điều trị tủy răng giúp loại bỏ tủy viêm nhiễm và làm sạch mô răng. Bác sĩ sẽ tiến hành trám lỗ tủy và phục hồi răng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Đau nhức kéo dài

Sau khi điều trị tủy răng, tình trạng đau nhức sẽ chấm dứt và giảm dần. Tuy nhiên, nếu người bệnh vẫn cảm thấy đau nhức kéo dài, điều này cho thấy quá trình điều trị tủy răng không thành công. Một nguyên nhân phổ biến là do bác sĩ không làm sạch vi khuẩn trong tủy, gây ra viêm nhiễm dưới lớp trám.

Xuất hiện ổ viêm bên ngoài xương hàm

Điều trị tủy răng không thành công có thể xuất hiện các ổ viêm bên ngoài xương hàm. Tình trạng này không gây đau nhức cho người bệnh, nhưng có thể gây ra mùi hôi khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm bên ngoài xương hàm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công nướu, gây ra viêm nha chu và viêm nướu.

Biểu hiện của việc điều trị tủy răng thất bại

Tình trạng viêm nhiễm lan rộng

Một dấu hiệu khác của việc điều trị tủy răng không thành công là tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Khi xem kết quả chụp X-quang, người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy tình trạng này.

Điều trị tủy răng thất bại do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến quá trình điều trị tủy răng thất bại, tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất có thể do tay nghề của bác sĩ.

  • Cơ sở nha khoa kém chất lượng.
  • Lấy tủy phần chân răng bị cong.
  • Trám bít ống tủy không đảm bảo kích thước.
  • Bác sĩ chẩn đoán sai bệnh lý.
  • Kết hợp điều trị các bệnh lý răng miệng không đúng cách.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện điều trị tủy răng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến quá trình điều trị tủy răng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Bí quyết điều trị hôi miệng bằng mật ong

Điều trị hôi miệng bằng mật ong sẽ quen thuộc với nhiều người, vậy bí quyết khắc phục hơi thở có mùi bằng nguyên liệu này có hiệu quả không? 

Xem thêm
Trồng răng cửa cần thời gian bao lâu?

Khi bị mất răng cửa, việc trồng răng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.

Xem thêm
Những nhược điểm của trồng răng Implant mà bạn cần phải lưu ý

Nhược điểm của trồng răng Implant có thể bạn chưa biết? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra những nhược điểm mà bạn cần cân nhắc.

Xem thêm
Người bệnh tiểu đường có nên nhổ răng không?

Người bị tiểu đường dễ nhiễm trùng, do đó cần kiểm soát lượng máu khi nhổ răng và chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo an toàn.

Xem thêm
Những trường hợp nên thực hiện dán sứ veneer

Dán sứ veneer là phương pháp phục hình và cải thiện chức năng răng. Vậy những trường hợp nào cần thực hiện dán sứ veneer. 

Xem thêm
Người bị tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh răng miệng hơn

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, và nó cũng có liên quan trực tiếp đến tình trạng của các bệnh răng miệng.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.