Theo các chuyên gia về bệnh viêm khớp, nhiễm trùng răng miệng hoặc viêm nướu/viêm tủy răng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm khớp và đau nhức khớp. Vi khuẩn trong miệng có thể tạo ra các kháng thể, làm thay đổi lượng protein trong cơ thể và niêm mạc khớp. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ ghi nhận sự bất thường này và phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể chống lại protein.
Theo các chuyên gia, các loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng răng miệng có trong dịch khớp Aa (Aggregatibacter actinomycetemcomotas), loại này có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.
Dịch khớp Aa có thể gây ra những thay đổi với các tế bào bạch cầu tương tự như sự bất thường xảy ra trong hệ thống xương khớp ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn đầu của bệnh này, tình trạng đau khớp hoặc mềm khớp sẽ xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng sưng khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và sốt nhẹ.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dẫn đến tình trạng tiêu xương răng hoặc mất răng vĩnh viễn.
Những người mắc bệnh lý răng miệng cần phải điều trị kịp thời. Điều này cũng là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Theo các chuyên gia, bệnh nhiễm trùng răng miệng có thể được khắc phục bằng các biện pháp sau:
Điều trị nhiễm trùng răng miệng
Nhiễm trùng răng miệng sẽ được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau hay biện pháp nhổ răng. Trong quá trình điều trị nhiễm trùng răng miệng, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ 6 tháng/lần và làm sạch sâu vùng chân răng và nướu răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để vệ sinh răng miệng đúng cách, người bệnh cần duy trì thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 – 3 phút. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên các kẽ răng. Người mắc bệnh viêm khớp sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, có thể sử dụng loại bàn chải điện để thuận tiện hơn cho quá trình đánh răng được sạch sẽ hơn.
Chọn kem đánh răng phù hợp
Người bị nhiễm trùng răng miệng hay gặp vấn đề hôi miệng, cần lựa chọn kem đánh răng chứa flour phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên tránh những loại kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng quá mạnh, điều này có thể làm mài mòn men răng và răng trở nên nhạy cảm hơn.
Sử dụng nước súc miệng
Chúng ta nên sử dụng nước súc miệng có chứa 0.05% natri florua trước khi đi ngủ để ngăn chặn tình trạng sâu răng và ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Theo các chuyên gia, việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần rất cần thiết, bác sĩ thực hiện lấy vôi răng cũng như phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng.
Chú ý sức khỏe răng miệng
Người bệnh cần chú ý đến sức khỏe răng miệng nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu như đau nhức ở lợi, nổi hạch bạch huyết xung quanh hàm, xuất hiện lớp phủ trắng trên lưỡi, nướu sưng to và chảy máu, để đến nha khoa điều trị kịp thời và tránh những hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Nhiễm trùng răng miệng hay viêm nướu răng có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến bệnh viêm khớp. Do đó, chúng ta cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng như mất răng và mất xương.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh nhiễm trùng răng miệng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ. Bạn có thể truy cập vào fanpage hoặc website để cập nhật thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích.
NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTISTAn toàn đẹp mãi về sau
- Địa chỉ: Số 5 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0342 28 28 28
- Email: lienhe@sandentist.vn
- Website: www.sandentist.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/sandentistvn