Răng sứ thẩm mỹ đã không còn là phương pháp xa lạ đối với nhiều người. Bọc sứ giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp và cực kỳ thu hút. Tuy nhiên, trong quá trình làm răng bọc sứ, nhiều người thường mắc phải tình trạng răng sứ bị rớt ra. Vậy làm sao để cải thiện, khắc phục tình trạng trên. Bạn hãy tham khảo bài viết sau từ San Dentist để tìm câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân răng sứ bị rớt ra
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị rớt ra như:
1.1. Chất lượng keo dán kém
Để khiến mão răng sứ gắn cố định vào răng thật thì nha sĩ sẽ sử dụng một loại keo dán chuyên dụng. Lớp keo này có vai trò giữ phần răng sứ luôn bám chặt vào răng thật, tránh tình trạng sai lệch khi nhai. Tuy nhiên, khi nha khoa sử dụng keo dán kém chất lượng sẽ khiến cho răng sứ dễ dàng bị bong tróc, rớt ra bên ngoài. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, keo có thể bị mài mòn và khiến răng sứ bị rớt ra.
1.2. Kỹ thuật gắn răng sứ không đúng cách
Trong quá trình gắn để cố định răng sứ, nếu tay nghề y bác sĩ chưa vững, chưa có nhiều kinh nghiệm, thực hiện hời hợt thì răng sứ khó có thể cố định với răng thật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng sứ của bạn dễ dàng bị rớt ra khi ăn nhai hay hoạt động.
1.3. Lực ăn uống quá mạnh
Nếu bạn dùng lực cắn, xé, nhai quá mạnh đặc biệt với những thực phẩm cứng, dai, có thể khiến răng sứ bị xô lệch, lung lay. Điều này sẽ khiến cho bọc răng bung tuột và rơi ra bên ngoài. Vì vậy, khi gắn răng sứ, rất nhiều nha sĩ đều khuyên khách hàng nên ăn những thực phẩm mềm, hạn chế cắn, xé quá mạnh.
1.4. Răng sứ hết tuổi thọ
Nếu bạn sử dụng răng sứ đã lâu thì tình trạng răng bị bong tróc, rớt ra bên ngoài là điều hoàn toàn hiển nhiên. Bởi lẽ, khi răng đã hết tuổi thọ, lớp keo dán giữa cùi răng và răng sứ đã bị mài mòn. Cộng thêm sự ảnh hưởng trong quá trình nhai nuốt thức ăn, vi khuẩn, tuyến nước bọt khiến cho răng bị tác động mạnh và rớt ra bên ngoài.
Tìm hiểu thêm: Tuổi thọ của răng sứ được bao nhiêu năm?
1.5. Vấn đề răng thật bên dưới
Răng sứ bị rớt ra ngoài cũng là hậu quả của tình trạng răng thật bị viêm nhiễm, sâu răng, viêm tủy… Khi cùi răng gặp phải các vấn đề trên sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ. Lúc này đây, các bác sĩ sẽ phải tháo phần răng sứ ra bên ngoài để điều trị phần răng thật.
2. Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị lỏng hoặc sắp rớt
Bọc răng sứ bị rớt ra ngoài thường có các dấu hiệu sau đây:
2.1. Cảm giác không thoải mái khi ăn nhai
Tay nghề bác sĩ kém hoặc chế tác răng sứ không đúng kích thước có thể khiến bạn cảm thấy cộm, cấn, đau nhức hoặc ê buốt, thậm chí là răng sứ bị rớt ra khi ăn nhai.
Ngoài ra, một biểu hiện khi răng sứ bị lỏng chính là dễ giắt thức ăn. Bởi lẽ, lúc này đây kẽ răng sẽ bị chật hơn so với khoảng cách sinh lý bình thường. Khi ăn, các mảnh vụn, rau hay thịt sẽ giắt vào kẽ răng, gây vướng víu, khiến bạn có cảm giác khó chịu, phải lấy ra.
2.2. Răng sứ bị lung lay
Khi mão sứ sắp bị rớt ra ngoài, bạn sẽ cảm nhận được phần răng của mình cực kỳ lung lay. Đặc biệt, trong quá trình nói chuyện, cử động miệng, nếu bạn nói to, nói nhiều, phần răng sẽ bị va đập với phần lưỡi và hàm, khiến bạn có cảm giác mão sứ lung lay. Bên cạnh đó, nếu dùng tay kiểm tra, bạn sẽ cảm nhận được phần mão bị xô lệch so với vị trí ban đầu. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bọc răng sứ bị rớt ra.
Xem ngay: Răng sứ bị lung lay phải làm sao?
2.3. Thay đổi màu sắc hoặc mùi hôi từ răng sứ
Khi bọc răng sứ bị hở, lung lay, sẽ tạo khoảng trống giữa răng và nướu, kích thích quá trình oxy hóa khiến răng bị đen và vàng. Vì vậy, quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy được các vệt đen quanh chân răng hoặc răng vàng bất thường mặc dù bạn vẫn vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, phần kẽ răng có dính thức ăn sẽ là địa điểm trú ngụ của vi khuẩn. Từ đó, bạn sẽ gặp phải các bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng.
3. Cách xử lý khi răng sứ bị rớt ra
Theo các nha sĩ, khi gặp phải tình trạng răng sứ bị rớt ra ngoài, khách hàng tuyệt đối không nên tự ý xử lý tại nhà vì điều này có thể khiến tình trạng răng bị trầm trọng hơn. Bạn cần đến khám tại trung tâm, địa chỉ bọc răng sứ trước đó để được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Đối với tình trạng cùi răng vẫn còn chắc khỏe, các bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng của bạn kỹ càng, sau đó sử dụng keo để cố định mão sức chắc chắn. Tuy nhiên, trong trường hợp răng sứ đã hết hạn, không thể sử dụng được nữa, nha sĩ sẽ thay mão răng sứ mới cho bạn.
4. Cách phòng ngừa răng sứ bị rớt
Bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa răng sứ bị rớt ra như sau:
4.1. Chọn nha khoa uy tín để gắn răng sứ
với tình trạng các nha khoa ngày càng “mọc lên như nấm” nhiều như hiện nay, việc lựa chọn một địa chỉ bọc răng sứ chất lượng là điều không hề dễ dàng với các khách hàng.
Có thể thấy, kết quả bọc răng sứ chỉ thực sự hiệu quả, chất lượng khi được thực hiện tại một nha khoa uy tín, các y bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm và trang thiết bị hiện đại.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, San Dentist tự hào là một trong những nha khoa bọc răng sứ uy tín tại TPHCM nhất hiện nay. San Dentist là địa chỉ bọc sứ tin cậy của hàng trăm, hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước. Lựa chọn San Dentist, bạn sẽ yên tâm thực hiện bọc sứ với những ưu điểm như:
- Nha khoa San Dentist có đầy đủ các giấy phép hoạt động, bằng cấp, chứng chỉ của bác sĩ do Sở Y Tế cấp. Điều này cho thấy, San Dentist luôn đặt sự an toàn, chất lượng lên hàng đầu.
- Đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia tại San Dentist đều được đào tạo bài bản, tốt nghiệp từ các trường y nổi tiếng và có tay nghề, kinh nghiệm cao.
- Tại San Dentist có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, máy móc nhập khẩu và với công nghệ thiết kế răng, chế tác răng sứ chính xác.
- Nha khoa San Dentist sử dụng 100% vật liệu sứ cao cấp, nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng như Zirconia, DDBIO, Cercon, Nacera, Lava…
- Chi phí bọc răng sứ minh bạch, công khai trên hệ thống website giúp khách hàng dễ dàng tham khảo và lựa chọn.
- Ưu đãi bọc sứ trả góp 0%, giúp bạn tiết kiệm chi phí.
4.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để hạn chế tình trạng bọc răng sứ bị rớt ra, bạn hãy lưu ý đến việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng như sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride và chải răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các răng để ngăn ngừa viêm lợi.
- Giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
- Đến nha sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
4.3. Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng sứ
Để đảm bảo răng sứ luôn bền đẹp và giữ được màu sắc tự nhiên, bạn cần tránh một số thói quen xấu sau:
- Hạn chế đồ uống có màu như cà phê, trà, rượu vang có thể làm răng sứ bị ố vàng.
- Tránh đồ ăn quá cứng như nhai đá, kẹo cứng, cắn móng tay có thể làm vỡ hoặc mẻ răng sứ.
- Giảm thiểu đồ ngọt vì đường là nguyên nhân chính gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.
- Ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin để tăng cường sức khỏe răng miệng.
4.4. Kiểm tra định kỳ tại nha khoa
Việc kiểm tra răng sứ định kỳ tại nha khoa sẽ giúp nha sĩ sẽ phát hiện sớm các vấn đề như vật liệu trám bị bong tróc, răng sứ bị nứt, vỡ… Đồng thời, nhờ việc phát hiện sớm các vấn đề, nha sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục kịp thời, tránh tình trạng răng sứ bị hư hỏng nặng hơn. Việc kiểm tra răng sứ định kỳ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng tổng quát, phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
Trên đây là tất cả các thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục răng sứ bị rớt ra. Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề răng bọc sứ bị rớt thì hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên San Dentist để được tư vấn và bọc lại răng kịp thời nhé!