Răng chết tủy: Dấu hiệu và cách điều trị?

Răng chết tủy: Dấu hiệu và cách điều trị?

Tủy răng là nguồn sống của răng, cung cấp chất dinh dưỡng cho hàm răng. Khi răng chết tủy, tủy răng bị tổn thương và không còn hoạt động.

Răng chết tủy là gì?

Răng được cấu tạo bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng nằm ở vị trí trong cùng và được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Khi men răng và tủy răng bị tổn thương, tủy răng có thể bị đe dọa bởi các vấn đề như viêm tủy răng, hoại tử và chết tủy. Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị tổn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến việc tủy không còn hoạt động.

Răng chết tủy: Dấu hiệu và cách điều trị?

Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy là gì?

Răng chết tủy thường có những biểu hiện như đau nhức răng, sưng tấy ở phần lợi và cảm giác ê buốt khó chịu. Khi tiếp xúc với thực phẩm lạnh hoặc nóng, cảm giác đau nhức sẽ trở nên dữ dội hơn.

Trước khi răng chết tủy, tủy răng sẽ bị tổn thương qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn đều đi kèm với những biến chứng riêng.

  • Viêm tủy phục hồi: Đây là giai đoạn tủy răng mới bắt đầu tổn thương, xuất hiện tình trạng ê buốt và đau nhức nhẹ.
  • Viêm tủy mãn tính: Giai đoạn này, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, xuất hiện tình trạng đau dai dẳng vào ban đêm.
  • Viêm tủy cấp tính: Trong giai đoạn này, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện nhiều hơn, phần nướu răng tích tụ mủ, sung và đau.
  • Hoại tử: Đây là giai đoạn răng đã chết tủy và không còn cảm giác đau nhức, tình trạng viêm sẽ chuyển lên chóp răng, mủ chân răng và mất răng.

Răng chết tủy: Dấu hiệu và cách điều trị?

Cách điều trị răng chết tủy

Điều trị tủy răng

Điều trị tủy răng là một phương pháp phổ biến để điều trị răng chết tủy. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để mở buồng tủy, làm sạch tủy bị viêm nhiễm. Sau khi làm sạch các ống tủy, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy. Đối với phần thân răng, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám và tạo hình. Trong một số trường hợp, sau điều trị tủy, răng có thể gặp viêm nhiễm chóp răng và bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị tủy lại.

Răng chết tủy: Dấu hiệu và cách điều trị?

Cắt cuống răng

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để rạch lợi và loại bỏ phần xương của chóp răng bị viêm nhiễm. Ổ viêm và phần chân răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám bằng vật liệu trám bít. Phần lỗ hổng trong xương sẽ được lấp đầy bằng xương nhân tạo.

Nhổ răng

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng chết tủy bằng dụng cụ nha khoa. Các ổ viêm sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Ngoài ra, người bệnh có thể xem xét các phương pháp trồng răng để khôi phục khả năng ăn nhai và duy trì sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng chết tủy hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT GIÁP THÌN 2024

Mừng Tết Giáp Thìn, Nha khoa San Dentist xin thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán đến Quý khách hàng như sau:

Xem thêm
Tẩy trắng răng có tác dụng trong bao lâu?

Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, tẩy trắng răng có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Xem thêm
7 thói quen xấu khiến răng ố vàng

Thói quen quên uống nước, thở bằng miệng, không chải lưỡi và không thay bàn chải sẽ góp phần làm hỏng men răng khiến răng ố vàng.

Xem thêm
Lưu ý sau khi cấy ghép Implant và trước khi cấy ghép Implant

Mục lụcRăng chết tủy là gì?Dấu hiệu nhận biết răng chết tủy là gì?Cách điều trị răng chết tủyĐiều trị tủy răngCắt cuống răngNhổ răng Có nên cấy ghép Implant không? Những lưu ý sau khi cấy ghép Implant là gì? hãy cùng nha khoa San Dentist tìm hiểu trong

Xem thêm
Tháng cô hồn có nên làm răng sứ thẩm mỹ không?

Nhiều người quan niệm việc làm răng sứ thẩm mỹ vào tháng cô hồn sẽ gặp xui xẻo, không may mắn. Vậy có nên thực hiện hay không?

Xem thêm
4 sai lầm “chí mạng” khi chăm sóc răng miệng

Các chuyên gia đã chỉ ra 4 sai lầm thường gặp trong việc chăm sóc răng miệng, khiến răng bị suy yếu và dễ mắc bệnh về răng miệng.

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.