Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Khi gặp các bệnh lý liên quan đến tủy răng, việc điều trị chuyên sâu có thể cần thực hiện diệt tủy răng. Vậy, diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay không?

Vai trò của tủy răng là gì?

Mỗi chiếc răng đều chứa tủy răng, đây được xem là một tổ chức sống của răng. Tủy răng chứa rất nhiều mạch máu, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch bạch huyết. Các loại mạch máu này có tác dụng cung cấp khoáng chất và nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Ngoài ra, tủy răng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành khi răng bị chấn thương.

Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Cấu trúc của tủy răng gồm có phần thân răng và chân răng. Một chiếc răng thường có từ một đến bốn chân răng, và số lượng ống tủy tương ứng sẽ phụ thuộc vào số chân răng của răng. Mỗi ống tủy bao gồm các sợi mô mảnh, được chia ra từ phần thân răng đến phần chóp răng.

Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng?

Theo các chuyên gia, quá trình diệt tủy răng sẽ đồng nghĩa với việc răng đã chết, do đó các cảm giác thông thường như ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh cũng sẽ biến mất.

Những chiếc răng bị mất tủy sẽ không còn cảm giác và không thể cảm nhận được đau nhức hay ăn uống như những người bình thường. Ngoài ra, độ cứng và độ bền của răng cũng bị ảnh hưởng đáng kể sau khi tủy bị diệt.

Những chiếc răng còn tủy, nếu được chăm sóc răng miệng đúng cách có thể có tuổi thọ vĩnh viễn. Tuy nhiên, đối với những chiếc răng bị mất tủy, dù được chăm sóc răng miệng kỹ càng thì tuổi thọ của chúng chỉ từ 15 đến 25 năm.

Ở những giai đoạn đầu của quá trình diệt tủy, người bệnh sẽ không có cảm giác khác biệt so với những người bình thường. Tuy nhiên, càng về sau, những chiếc răng bị mất tủy sẽ trở nên giòn và dễ vỡ khi có lực mạnh tác động vào. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ và hạn chế tối đa thực hiện diệt tủy răng. Trong trường hợp răng bị sứt mẻ hoặc sâu răng làm lộ tủy, việc đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Ở những giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các biện pháp như phủ răng sứ, bọc sứ hay trám răng để ngăn chặn các tác nhân xấu xâm nhập vào răng và tránh nguy cơ tác động đến tủy răng. Nếu viêm tủy nhẹ, bác sĩ thực hiện loại bỏ các phần tủy viêm và bổ sung các khoáng chất để giúp phần tủy còn lại hồi phục và không bị tổn thương. Trong trường hợp viêm tủy nặng, bác sĩ phải thực hiện diệt tủy để ngăn ngừa viêm nhiễm lan sang vùng chân răng và chóp răng.

Ngoài ra, trong những trường hợp tủy viêm nhiễm quá nặng dẫn đến tình trạng thối tủy, áp xe chân răng hay tiêu xương răng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ răng và sau đó người bệnh có thể sử dụng phương pháp cấy ghép răng Implant để cải thiện khả năng ăn nhai cũng như tránh tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng. Người bệnh có thể truy cập trang web của San Dentist để tham khảo quy trình cấy ghép răng Implant chi tiết.

Diệt tủy răng đối với trẻ em chưa thay răng cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Mặc dù những chiếc răng sữa sẽ rụng và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Nhưng khi răng sữa bị sâu hay viêm tủy, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị tủy nhằm mục đích giữ lại những chiếc răng. Các bậc phụ huynh thường không chú trọng chăm sóc những chiếc răng sữa vì cho rằng chúng sẽ rụng đi. Tuy nhiên, những chiếc răng sữa có chức năng quan trọng trong việc ăn uống và giúp định hình vị trí mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Nếu nhổ răng sữa sớm sẽ tạo ra những khoảng trống làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc và chen chúc nhau. Ngoài ra, diệt răng sữa ở trẻ em không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng nên phụ huynh có thể yên tâm.

Các bước diệt tủy răng

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng để đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân sẽ được vệ sinh vùng miệng sạch sẽ để tránh các nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và điều trị tủy.
  • Đặt đế cao su vào vị trí cần điều trị tủy để bảo vệ vùng nướu và vòm họng khỏi các hóa chất trong quá trình điều trị.
  • Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ để tạo đường thông từ đỉnh răng đến ống tủy. Sau đó, dùng dụng cụ hút tủy để loại bỏ những tủy bị viêm ra ngoài.
  • Sau khi diệt tủy răng, bác sĩ sẽ trám ống tủy bằng các biện pháp nha khoa chuyên dụng nhằm tránh gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Chăm sóc răng miệng sau quá trình diệt tủy

Sau khi diệt tủy răng, răng sẽ dễ bị tác động bởi các yếu tố như nhiệt độ và lực mạnh, dẫn đến nguy cơ lung lay, sứt mẻ hoặc thậm chí rụng răng. Do đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Diệt tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?

Chế độ ăn uống phù hợp

Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những loại thực phẩm cứng và dai, đặc biệt là tránh nhai ở vùng răng đã diệt tủy.

Chăm sóc răng miệng

Người bệnh cần duy trì việc chăm sóc răng miệng đúng cách bằng cách chải răng nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới để tránh gây mẻ răng. Đồng thời, cần kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để lấy vôi răng và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng khác.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quá trình diệt tủy răng, hãy liên hệ với San Dentist qua fanpage, website hoặc hotline phía dưới nhé!

NHA KHOA CHUYÊN SÂU RĂNG SỨ THẨM MỸ SAN DENTIST

An toàn đẹp mãi về sau

Bài viết hữu ích

Răng sứ giữ được bao lâu?

Răng sứ giữ được bao lâu là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về làm răng sứ. Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Sâu khe răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu khe răng là một bệnh lý sâu răng phổ biến với tất cả mọi lứa tuổi. Vậy sâu khe răng do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Xem thêm
5 triệu chứng mọc răng khôn điển hình dễ nhận biết 

Tìm hiểu những triệu chứng mọc răng khôn để giúp phát hiện tình trạng mọc răng khôn tránh nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác.

Xem thêm
Giải đáp thắc mắc: Phủ sứ không mài răng được không?

Phủ sứ không mài răng được không là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi sử dụng dịch vụ. Cùng San Dentist giải đáp thắc mắc này nhé!

Xem thêm
Cách khắc phục tình trạng hơi thở có mùi tỏi

Tỏi giúp dậy mùi thơm, tuy nhiên sau khi ăn tỏi thường có mùi hôi, sau đây là những cách khắc phục tình trạng hơi thở có mùi tỏi. 

Xem thêm
Mài răng cửa cần lưu ý những gì?

Mài răng cửa là phương pháp điều chỉnh độ dày và độ dài của răng. Vậy người bệnh cần lưu ý những gì khi thực hiện mài răng cửa? 

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.