Cùi răng là phần còn lại sau khi đã tiến hành mài để bọc răng sứ. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc gắn cùi răng sứ giả được chỉ định nhằm tăng cường sự ổn định cho mão răng sứ. Vậy cùi răng giả là gì? Khi nào cần gắn cùi giả răng sứ? Hãy cùng San Dentist khám phá trong bài viết dưới đây.
1. Cùi răng giả là gì?
Để thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ cần mài một phần răng thật trong khoảng cho phép để tạo thành cùi răng, sau đó gắn mão sứ bên ngoài, hoàn tất quá trình bọc sứ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như răng đã điều trị tủy nhiều lần, răng bị sâu nghiêm trọng, hoặc men răng bị tổn thương nặng, không đủ để mài làm cùi, bác sĩ sẽ sử dụng cùi răng sứ giả thay thế.
Nói cách khác, cùi răng sứ giả là một phiên bản mô phỏng của cùi răng thật, giúp răng trở nên cứng chắc hơn và tạo trụ vững cho mão sứ. Loại cùi này có thể được chế tạo từ nhiều chất liệu và có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.
2. Các loại cùi răng giả phổ biến hiện nay
Hiện nay, có hai loại cùi răng giả phổ biến là cùi giả kim loại và cùi giả toàn sứ. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng về cấu tạo cũng như những ưu và nhược điểm khi sử dụng.
2.1. Cùi giả răng sứ
Cùi răng giả toàn sứ được cấu tạo từ 100% sứ nguyên chất, là lựa chọn lý tưởng cho những bệnh nhân mong muốn phục hình an toàn, thẩm mỹ và bền lâu.
Cùi giả toàn sứ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Chất liệu an toàn, không gây dị ứng hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
- Tính thẩm mỹ cao, màu sắc tương tự như răng thật.
- Không bị oxi hóa sau nhiều năm sử dụng, không làm đen viền nướu.
- Độ cứng chắc và khả năng chịu lực rất tốt, giúp việc ăn nhai thoải mái như răng thật, không gây ê buốt khi sử dụng.
- Tuổi thọ có thể kéo dài lên đến 20 năm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc cẩn thận.
Điểm hạn chế duy nhất của cùi răng giả toàn sứ là chi phí thường cao hơn so với cùi kim loại. Tuy nhiên, nếu xem xét giá trị lâu dài mà cùi giả toàn sứ mang lại, thì số tiền bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.
2.2. Cùi giả kim loại
Cùi răng giả bằng kim loại được chế tạo từ các hợp kim không gỉ như Cr – Cb, Cr – Ni hoặc Titan. Đây là loại cùi giả khá phổ biến trong việc phục hồi răng nhờ vào những ưu điểm như:
- Chi phí thấp.
- Độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực ăn nhai tốt, thích hợp cho các vị trí răng hàm cần sử dụng nhiều.
Tuy nhiên, cùi giả kim loại cũng có nhiều hạn chế như:
- Thẩm mỹ, màu sắc của kim loại không tự nhiên.
- Sau một thời gian sử dụng, chất liệu kim loại có thể bị oxi hóa, dẫn đến hiện tượng viền nướu bị đen, gây mất thẩm mỹ.
- Không thích hợp với người dùng có cơ địa nhạy cảm với kim loại, vì có thể xảy ra kích ứng hoặc viêm loét mô mềm trong khoang miệng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
- Tuổi thọ trung bình của cùi răng kim loại cũng khá ngắn, chỉ khoảng 3 – 5 năm.
3. Khi nào nên làm cùi giả cho răng?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ nha khoa sẽ quyết định mài cùi răng thật hoặc sử dụng cùi răng giả trước khi tiến hành bọc răng sứ.
- Những trường hợp như răng hô, răng lệch lạc nhẹ, răng bị vỡ mẻ hoặc nhiễm màu nặng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mài cùi răng thật để bọc răng sứ.
- Những trường hợp răng bị sâu, hư hỏng nghiêm trọng, mất gần hết thân răng, đã điều trị tủy nhiều lần, hoặc men răng tổn thương nặng, khi không thể mài cùi răng thật, bác sĩ sẽ sử dụng cùi răng giả để làm trụ cho mão sứ phục hình.
Điều quan trọng cần lưu ý là trong điều trị nha khoa, việc bảo tồn răng thật luôn được ưu tiên hàng đầu. Sau khi thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ chỉ định mài cùi răng hoặc tái tạo cùi răng giả. Mục tiêu chính là bảo tồn răng thật lâu nhất có thể, đồng thời đảm bảo răng có đủ độ chắc chắn để nâng đỡ mão sứ.
Hiệu quả của việc sử dụng cùi răng giả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Chân răng thật không bị gãy vỡ quá nhiều và không có bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu.
- Mô lợi và mô nha chu xung quanh khỏe mạnh, đủ điều kiện để gắn cùi răng giả.
- Tủy răng không bị viêm nhiễm hoặc hoại tử.
4. Quy trình gắn cùi giả cho răng
Bước 1: Thăm khám tổng quát, tư vấn
Trước khi tiến hành bất kỳ kỹ thuật nha khoa nào, bác sĩ sẽ thực hiện việc khám sức khỏe răng miệng tổng quát và chụp phim x-quang để đánh giá tình trạng cụ thể của răng.
Dựa vào mức độ mất mô răng thật và tình trạng chân răng, bác sĩ sẽ tư vấn loại cùi giả phù hợp nhất.
Bước 2: Đánh giá ống tủy chân răng
Bác sĩ sẽ sử dụng phim chụp x-quang để xác định xem chiếc răng đã được điều trị tủy hay chưa.
Nếu răng đã được chữa tủy, cần đảm bảo rằng thuốc bít kín tốt. Trong trường hợp răng chưa được điều trị tủy, cần hoàn tất quy trình này trước khi tiến hành các bước làm cùi giả tiếp theo.
Bước 3: Lấy dấu làm cùi giả
Sau khi đã chuẩn bị răng và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để làm cùi răng giả. Quá trình này bao gồm các bước sau:
- Tạo mẫu hàm: Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu lấy dấu chuyên dụng (thường là silicone hoặc thạch cao nha khoa) để tạo ra mẫu hàm chính xác của bệnh nhân. Mẫu này giúp đảm bảo cùi răng giả phù hợp với hình dáng và cấu trúc răng miệng.
- Chỉnh sửa mẫu hàm: Mẫu hàm sẽ được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo không có sai sót nào trong quá trình lấy dấu. Độ chính xác của mẫu hàm là yếu tố quyết định việc chế tạo cùi răng giả hoàn hảo.
- Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm: Sau khi hoàn thành việc lấy dấu, mẫu hàm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm nha khoa. Tại đây, kỹ thuật viên sẽ dựa vào mẫu hàm để chế tác cùi răng giả từ các chất liệu phù hợp như sứ, kim loại, hoặc composite.
- Gắn mão sứ: Bác sĩ sẽ gắn mão sứ cố định lên cùi răng giả, nhằm tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh, khít sát với viền nướu, không gây cảm giác cộm hay khó chịu cho bệnh nhân.
5. Ưu và nhược điểm của cùi răng giả
Cùi răng sứ giả là một phương pháp lý tưởng để khắc phục các vấn đề của răng với những ưu điểm nổi bật như:
Ưu điểm khi làm cùi răng giả
- Làm cùi răng sứ giả sẽ không cần phải nhổ răng, từ đó giúp giảm thiểu tình trạng tiêu xương hàm và ngăn chặn tối đa các biến chứng do mất răng gây ra.
- Thực hiện các bước điều trị trực tiếp tại khu vực răng bị hư hại mà không ảnh hưởng hay xâm lấn đến các răng lân cận.
- Phục hình an toàn và nhanh chóng.
- Chi phí điều trị tiết kiệm hơn so với việc cấy ghép Implant, đồng thời kéo dài tuổi thọ của chân răng thật.
Nhược điểm khi làm cùi răng giả
Cùi giả sẽ không có độ bền tối ưu như cùi răng tự nhiên. Nếu ăn nhai thức ăn quá cứng, rất dễ khiến cùi giả bị gãy và rơi ra ngoài.
6. Làm cùi giả cho răng có đau không?
Nhiều khách hàng thường thắc mắc liệu việc gắn cùi răng giả có gây đau hay không. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về cảm giác đau đớn. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ nha khoa tiên tiến, quá trình gắn cùi giả diễn ra rất nhẹ nhàng, không gây ra cảm giác đau hay khó chịu.
Những trường hợp đau nhức khi thực hiện gắn cùi giả thường do bác sĩ không đảm bảo tay nghề. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không xác định đúng tình trạng, việc gắn cùi có thể dẫn đến đau đớn, thậm chí là biến chứng. Vì vậy, hãy chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín.
7. Nha khoa San Dentist – Địa chỉ bọc răng sứ uy tín, an toàn đẹp mãi về sau
Nha khoa San Dentist là một trong những địa chỉ hàng đầu tại TP.HCM về nha khoa thẩm mỹ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến, chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ bọc răng sứ chất lượng cao nhất.
Tại Nha khoa San Dentist, quy trình làm cùi răng sứ giả được thực hiện hoàn toàn không đau nhờ vào việc áp dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến nhất.
Không chỉ đảm bảo quá trình làm cùi giả cho răng không gây đau đớn, San Dentist còn cam kết mang đến sự tiện lợi và chất lượng cho khách hàng. Từ việc đặt lịch hẹn dễ dàng, tư vấn tận tình cho đến quá trình điều trị, tất cả đều được chăm sóc chu đáo nhằm đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng.
Bài viết trên đã giải thích về cùi răng giả và trả lời các thắc mắc liên quan từ A đến Z. Với sứ mệnh mang lại nụ cười đẹp và tự tin cho mọi người, Nha khoa San Dentist luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm giải pháp làm làm răng sứ. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ và tư vấn.