Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có bị gì không? Cách khắc phục

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng chung mà nhiều khách hàng đang gặp phải. Nếu để quá lâu, răng của bạn sẽ bị viêm nhiễm, đau nhức và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bọc sứ bị lệch khớp cắn qua bài viết sau đây nhé!

1. Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn như thế nào?

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng hàm răng không ăn khớp với nhau, gây nên vấn đề khó khăn khi ăn uống, răng đau nhức hoặc ê buốt khó chịu. Nếu để tình trạng này kéo dài, bạn có thể gặp phải một số biến chứng hoặc viêm nhiễm khác.

Có thể bạn quan tâm: Cảm giác sau khi bọc răng sứ bạn có thể gặp phải

2. Nguyên nhân bọc răng sứ lệch khớp cắn

Tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn xuất hiện bởi một số lý do như sau:

2.1. Sai kỹ thuật trong quá trình bọc răng sứ

Nếu nha sĩ có tay nghề kém, thực hiện không đúng chuẩn, không đảm bảo an toàn thì răng sứ của bạn rất dễ bị lệch khớp. Đồng thời, tay nghề của bác sĩ còn ảnh hưởng tới sự sai lệch khi lấy dấu răng, lắp răng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả.

2.2. Kích thước mão sứ không phù hợp

Việc lấy dấu hàm không chính xác cũng là nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Thông thường, các bác sĩ phải lấy dấu răng và gửi mẫu cho labo để chế tác mão răng phù hợp. Tuy nhiên, nếu bác sĩ sơ suất trong việc lấy dấu răng thì kích thước mão có thể bị thay đổi, không phù hợp với răng của khách hàng.

Đau răng
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây ảnh hưởng tới quá trình nhai nuốt

2.3. Mài răng không chuẩn

Mài răng được cho là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bọc sứ. Do đó, nếu đường mài không đều, quá dày hoặc quá mỏng có thể khiến cho mão răng sứ không khớp với hàm răng của bạn. Điều này sẽ khiến cho hàm răng bạn bị cộm, cồng kềnh hoặc khó chịu.

2.4. Không lấy cao răng trước khi bọc sứ

Không lấy vôi răng cẩn thận cũng khiến cho các mảng bám gây ảnh hưởng đến kích thước mão sứ. Điều này cũng phần nào gây khó khăn khi bác sĩ lắp răng sứ hoặc lấy dấu. Do đó, bọc răng sứ của bạn có thể bị lệch khớp ăn, bị cộm và khó chịu.

3. Tác hại của lệch khớp cắn sau bọc răng sứ

Việc bọc răng sứ bị lệch khớp cắn không chỉ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới vấn đề nhai nuốt mà nó còn mang đến nhiều tác hại như:

3.1. Cảm giác khó chịu khi cắn

Khi răng sứ bị kênh, cộm sẽ khiến cho việc ăn uống của bạn cực kỳ khó khăn. Cụ thể, hai hàm gắn chặt với nhau khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thể nhai kỹ thức ăn. Đồng thời, nếu để thời gian dài, vấn đề này còn tác động tới hệ tiêu hóa, viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày.

Đau nhức răng
Đau nhức, khó chịu khi bọc sứ lệch khớp cắn

3.2. Đau nhức vùng hàm và khớp thái dương hàm

Khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức hàm, vùng đầu hay vùng thái dương hàm. Bởi lẽ, bọc răng sứ lệnh có thể tăng áp lực lên hàm nhai. Nếu để tình trạng này lâu, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đau nhức vùng mặt nghiêm trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

3.3. Thay đổi về thẩm mỹ

Đối với những trường hợp răng bị lệch khớp cắn thường sẽ có tính thẩm mỹ kém hơn so với răng thật. Đặc biệt, gương mặt của bạn có thể bị thiếu cân đối, hài hòa khiến bạn cảm thấy tự ti trong giao tiếp.

3.4. Tăng nguy cơ mắc về các bệnh lý về răng miệng

Khi răng sứ bị sai lệch, bị cộm gây nên các khe hở khiến thức ăn dễ bị giắt vào răng. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn có thể bị các vấn đề như răng bọc sứ bị viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu, … Đây cũng là một trong những tác hại của việc bọc răng sứ bị lệch khớp cắn.

Có thể bạn quan tâm: Bị nha chu có bọc răng sứ được không?

4. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Khi bị bọc sứ lệch khớp cắn, bạn có thể tham khảo 2 phương pháp cải thiện dưới đây:

4.1. Sử dụng mão răng sứ cũ

Các nha sĩ sẽ khám lại răng của bạn và tiến hành tháo mão răng cũ. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, điều chỉnh khớp cắn phù hợp với cùi răng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi tình trạng lệch khớp cắn của bạn bị nhẹ, không bị cộm hay đau nhức khó chịu.

4.2. Làm mão răng sứ mới

Nếu tình trạng lệch khớp cắn của bạn bị nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành làm lại mão răng sứ mới. Mặc dù phương pháp này tốn chi phí hơn so với việc sử dụng mão răng cũ tuy nhiên, nó lại giúp bạn sở hữu hàm răng đúng chuẩn, có tính thẩm mỹ cao.

Bọc răng sứ tại nha khoa San Dentist
Làm răng sứ mới giải quyết vấn đề bọc sứ bị lệch khớp

5. Phòng ngừa lệch khớp cắn khi bọc răng sứ

Để hạn chế tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

5.1. Chọn nha sĩ có kinh nghiệm

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bọc răng sứ. Do đó, trong quá trình lựa chọn địa chỉ, nha khoa bọc răng sứ, bạn cần tìm hiểu kỹ về thông tin các bác sĩ. Bạn nên ưu tiên thực hiện bọc răng sứ tại các nha khoa có bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt và được khách hàng review tốt, feedback hiệu quả.

Hiện nay, Nha khoa San Dentist đang sở hữu đội ngũ y bác sĩ, các chuyên viên dày dặn kinh nghiệm. Tất cả các bác sĩ ở San Dentist đều được đào tạo bài bản, có bằng cấp và được tập huấn tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Vì vậy, đến với nha khoa San Dentist bạn sẽ được tư vấn tận tình, thực hiện bọc răng sứ an toàn, đảm bảo hiệu quả 100% và cam kết không có tình trạng lệch khớp cắn.

Hình ảnh khách hàng sử dụng dịch vụ làm răng sứ tại San Dentist
Hình ảnh khách hàng sử dụng dịch vụ làm răng sứ tại San Dentist
Hình ảnh khách hàng sử dụng dịch vụ làm răng sứ tại San Dentist
Hình ảnh khách hàng sử dụng dịch vụ làm răng sứ tại San Dentist
Feedback khách hàng trải nghiệm bọc răng toàn sứ tại Nha khoa San Dentist
Feedback khách hàng trải nghiệm bọc răng toàn sứ tại Nha khoa San Dentist

5.2. Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gắn mão sứ

Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về chất lượng răng sứ, loại sứ phù hợp với cơ địa, răng của mình. Đồng thời, bạn nên tham khảo nhiều loại răng sứ khác nhau và lựa chọn loại răng sứ có chế độ bảo hành, uy tín, chất lượng cao.

Việc kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin về mão sứ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng sử dụng phải hàng giả, hành nhái, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, đây cũng là cách phòng ngừa việc lệch khớp cắn khi bọc sứ.

5.3. Theo dõi và điều chỉnh sau khi bọc răng sứ

Khi đã bọc răng sứ, bạn cần theo dõi sát sao về tình trạng răng của mình như quá trình nhai nuốt, có bị đau nhức, khó chịu hay viêm nhiễm không. Đồng thời, bạn cần khám răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

5.4. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng hiệu quả, khoa học cũng ngăn ngừa được tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Bạn hãy ăn những thực phẩm mềm, nói không với các loại đồ uống quá nóng, quá lạnh, nước có màu. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, hút thuốc lá.

Ngoài ra, bạn nên đánh răng kỹ càng, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch thức ăn. Hãy lựa chọn các loại bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng làm bằng thiên nhiên, không chứa flour để bảo vệ răng sứ hiệu quả.

Việc phòng ngừa lệch khớp cắn khi bọc răng sứ là rất quan trọng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, sau khi bọc răng sứ, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để duy trì hiệu quả lâu dài. Nếu bạn đang thắc mắc về những điều cần kiêng kỵ sau khi bọc răng sứ, hãy tham khảo bài viết ‘Bọc răng sứ xong có kiêng gì không?‘ để có thêm thông tin chi tiết và hữu ích.

Các loại thực phẩm giàu protein
Bổ sung nhiều thực phẩm cho răng

Trên đây là tất cả các thông tin về bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Hy vọng rằng, với những gợi ý ở trên bạn đã biết cách phòng ngừa và bảo vệ hàm răng của mình được trắng sáng hiệu quả. Đồng thời nếu bạn đang lo lắng về vấn đề bọc sứ bị lệch khớp cắn có thể liên hệ với San Dentist để được hỗ trợ, tư vấn kỹ càng nhé!

Bài viết hữu ích

Hàm răng hô ảnh hưởng tới vận mệnh ra sao?

Những người có hàm răng hô (răng vẩu) thường sẽ có tính cách và vận mệnh như thế nào? Hãy cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Răng sứ zirconia có tốt không? Có nên làm răng sứ zirconia không?

Răng sứ zirconia có tốt không luôn là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. San Dentist sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại răng sứ zirconia nhé!

Xem thêm
Nhổ răng cho người già cần lưu ý điều gì?

Người già thường gặp các bệnh lý răng miệng và thường phải loại bỏ răng hư. Vậy nhổ răng cho người già cần lưu ý những gì?

Xem thêm
Bộ chăm sóc răng miệng ai cũng nên có

Quá trình chăm sóc răng miệng rất quan trọng để hạn chế các bệnh lý không monh muốn. Sau đây là bộ chăm sóc răng miệng ai cũng nên có. 

Xem thêm
Tại sao phủ răng sứ không mài được yêu thích?

Phủ răng sứ không mài răng đang rất được ưa chuộng nhờ khả năng bảo tồn tối đa răng thật, an toàn cao, không gây ê buốt.

Xem thêm
Cấy ghép răng implant bao nhiêu tiền?

Trồng răng implant là gì, cấy ghép răng implant bao nhiêu tiền, địa chỉ nha khoa nào uy tín? Cùng San Dentist tìm hiểu nhé!

Xem thêm

Đăng Ký Dịch Vụ





    Liên hệ trực tiếp với tư vấn viên & Bác Sĩ để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.